Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Phát-triển Đạo lý trong thơ thánh Faolô





Có những tác-giả nhấn đến thần-học hầu như bất-di bất-dịch của Faolô ngay từ thị-kiến Đamát (Allo, coi Vivre et Penser III, (RB52)149-150) rồi tùy trường-hợp mà diễn-bày ra trong các thư. Chủ-trương như vậy  có thể có lý, nếu xét rằng các thư của Faolô chỉ viết trong một khoảng thời-gian ngắn là chừng 15 năm. Nhưng, đọc các thư thì có cảm-tưởng khác: có những chủ-đề mới lần lượt tùy đợt các thư mà được trình-bày lần đầu, khó mà nói rằng chúng đã thuộc một tổng-hợp đã có sẵn từ đầu. Bởi thế, ta có thể nhận với các tác-giả hiện-tại sự fát-triển về đạo-lý như thế này:

  1. Vào thời đầu: đợt các thư Thessalônikê

Thời này Faolô vọng lại gần hơn truyền-thống tiên-khởi, lời rao giảng nhấn vào khiá-cạnh cánh-chung vị-lai.

a)      Tín-hữu ngóng đợi ơn cứu-rỗi vị-lai, nhờ đó thoát được cơn thịnh-nộ gần đến (1Th 1: 10)
b)      Tín hữu lo nên thánh để được xứng-đáng với Thiên-Chúa đã kêu gọi họ vào Nước và vinh-quang của Người (1Th 2: 12)
c)      Faolô ra những mẫu-mực luân-lý chiếu theo lời giảng-dạy của Chúa. Lý-do lấy ở lời Chúa truyền, thánh ý Thiên-Chúa ngăm-đe hình-fạt. (1Th 4: 3-6)
d)      Nhưng 1Th 4: 8 nói đến ơn-huệ của Thánh-khí Thiên-Chúa ban cho tín-hữu một chủ-đề cốt-yếu cho đạo-lý Faolô trong các thư sau.
e)      Quang-lâm cùng-tận như chóp đỉnh của ngóng đợi: các kẻ chết sẽ sống lại: cần-thiết để họ được chung hưởng biến-cố huy-hoàng đó.
f)        Đời sống hiện-tại là sống trong ngóng đợi Chúa đến, và ngày của Chúa đã rạng (1Th 5: 4tt).

Các công-thức có vẻ cựu-trào. Lòng tin hướng về quang-lâm: tín-điều và luân-lý căn-cứ trên hi-vọng cánh-chung vị-lai. Còn những lý-do cho những khích–lệ và răn-khuyên sống đạo-hạnh khác với những lý-do nói ra trong các thư sau này. Ơn thánh-thần mới fác-hoạ.

  1. Thời hành-trình truyền-giáo III: đợt các thư chính

Kinh-nghiệm mục-vụ trong các giáo-hội, đụng chạm với những fản-ứng của tâm-não Hi-lạp, sự chống-đối của tín-hữu Do-thái, giúp Faolô đào sâu về ơn cứu-rỗi hiện-tại.

a)      Fản-ứng của tâm-não Hi-lạp tiêu-biểu cách riêng nơi giáo-hội Corinthô (khuynh-hướng duy-trí (intellectualisme), triết-lý Platô và chuộng thần-bí):
i)                    Faolô đối chọi lại tâm-não Hi-lạp bằng việc chủ-trương rằng triết-lý không dẫn người ta đến việc biết Thiên-Chúa, nhưng đã gây nên thờ quấy và tội lỗi, nên Thiên Chúa đả dùng sự điên-dại thập-giá để cứu nhân-loại. Nhưng ngay đó Faolô lại biết thích-nghi: có một thứ “khôn ngoan” đặc biệt của Kito-giáo
ii)                   Hướng duy-trí (intellectualisme) của Hi-lạp và thần bí (kiểu Platô) mạt-sát thể-xác, chối bỏ sống-lại thân-xác. Faolô vừa duy-trì mãnh-liệt đạo lý sống-lại, vừa nhấn đến tính-cách ‘thần thiêng’ của thân xác sống lại. Và 1C 15: 49 là một công-thức quan-trọng ‘hình ảnh của nghĩa thiên-giới.
b)      Do-thái-fiệt dấy lên chống-đối làm Faolô vạch ra đạo-lý về Tân-ước đối chọi với Cựu-ước:
i) Hiệu-lực (bí-tích) của sự chết sự sống-lại của Chúa Kitô.
ii) Vấn-dề giải-thoát Lề-luật, và ơn được làm con do Thần-khí của Con Thiên-Chúa. D(ó là những chủ-đề liên-hệ: con cái, thừa-tự, tự-do.
iii) Hoạt-động của Chúa Kitô nơi tín-hữu , những ‘hoa-quả’ của Thần-khí.


  1. Thời bị cầm tù trở đi: đợt các ngục trung-thư (époque de la captivité)

Faolô chiêm-ngắm mầu-nhiệm Chúa Kitô.
a) Tiếp-tục những chủ-đề của đợt II: hiệu-lực của sự chết của Chúa Kitô. tư-cách làm con cái Thiên-Chúa (Ep l: 5-14 3:6); ơn cứu-chuộc, ơn giảng-hoà; tham-dự vào sự chết sự sống-lại của Chúa Kitô (Co 2: 12)
b) Những điều diễn-tả lần đầu: sự fục-sinh hiện-tại của tín-hữu làm cho Hội-thánh đi vào giới thiên-thai và mac-khải ra cho các c\quyền-năng mầu-nhiệm tàng-ẩn từ muôn thuở: đời sống tín-hữu đạt chóp đỉnh trong sự ‘biết’ mầu nhiệm Chúa Kitô.

Tính-cách xác-thực của các thư thánh Faolô.

Hiện bây giờ các thư chính (Rm I-2 Cor, Ga) đều được nhận là của Faolô. Thư 1Th: hoạ lắm mới có tác-giả hoài-nghi. Còn 2Th bị bác-bỏ nhiều hơn. Các ‘ngục-trung-thư’: không ai (hay hoạ lắm) hoài-nghi về các thư: Ph, Phm, Colôsê: chung chung được nhận. Êp: bị hoài-nghi nhiều. Còn các Mục-thư (I-2Tm, Tt) rất bị hoài-nghi nơi các tác-giả Thệ-fản: còn các tác-giả Công-giáo: chung chung nhận là xác-thực, tuy cũng có ít tác-giả dụ-dựa.  
                                                                                                                                                              (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập niên ‘60)


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét