Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Đạo lý Phaolô




Việc giải-thích đạo-lý Phaolô trong công-việc chú-giải hiện-đại

(Coi Recherche biblique V 17-46 (B.Rigaux, L’Interprétation du Paulinisme dans l’exégèse récente: lấy lại trong: B.Rigaux, St Paul et ses lettres, 13-51

Việc học Faolô thời nay không được hoạt-bát bằng cuối thế-kỷ 19 và đầu thế-kỷ 20. Chân-trời chú-giải hiện ra những khuynh-hướng mới hướng về Tin-Mừng Nhất-Lãm, và Tin-Mừng của Yoan. Nhưng tuy thế, không hề có nhãng bỏ được Faolô, vì các thư viết khoảng 50-60 nói lên cái kinh-nghiệm đã sống thực, và lại là những chương tiên-khởi của Tân-ước.

I. Các môn-fái :

Môn-fái Tũbingen: Ch.Baur nhấn mạnh vào fương-fáp sử-học fải được áp-dụng cho những thư-tịch của Faolô – nhưng lại theo biện-chứng-fáp của Hegel: đối-chọi giữa đạo Do-thái và đạo-lý Hi-lạp, rồi cả hai được giảng-hoà trong đạo Công-giáo.

Trong khi thuyết môn-fái Tũbingen được áp-dụng đủ mọi kiểu, thì công-việc khảo-sát lịch-sử càng thêm mạnh nhờ những khám-fá mới về chỉ-thảo (Papyri) và bi-chí này khác: Tôn-giáo Hi-lạp, nhất là các đạo bí-truyền càng nên rõ-rệt, và người ta muốn coi Faolô như ông tổ một môn bí-truyền mới.

Đầu thế-kỷ 20 hai fong-trào xuất-hiện:
: Tôn-giáo tỉ-hiệu (Religionsgesschichtliche Schule): nhận tính-cách thần-bí của đạo-lý Faolô , và coi như một đạo-lý bí-truyền: hiểu Faolô hoàn-toàn trong thế-giới Hi-lạp (W.Wrede, Husener, A.Dietrich A.Anrich, W.Bousset, F.Cumont, R. Reitzenstein)

: Môn-fái cánh-chung luận: chống lại môn-fái thần-học tự-do kiểu E.Reuss, K.Holsten,O.P.Fleiderer, H.J. Holtzmann, chống lại ảnh-hưởng Hi-lạp: nhấn vào việc tùy-thuộc đối với đạo-lý khải-huyền, và cánh chung Do-thái. A Schweitzer muốn cắt nghĩa làm sao bởi tận-thế không đến, đạo-lý cánh-chung đã biến thành lòng tin vào tính-cách siêu-nhiên.

II. Fản-ứng đối với các môn-fái. 
1)      Chống-lại môn-fái Tũbingen, và môn-fái Tũbingen đổi mới.
a)      M.Dibelius, W.G.Kũmmel: Nhờ Faolô, nhà thần-học, đạo Chúa Kitô đã bành-trướng thành một đạo fổ-cập, cốt-thiết là ơn cứu-thoát dựa trên sự chết sự sống-lại của Chúa Kitô, mút-cùng của Lề-luật, khởi-điểm của Tin-Mừng hoàn toàn tự-lập đối với Do-thái, cũng không liên-can với sự chờ-đợi tận-thế.
b)      Munck đả-kích kịch-liệt môn-fái Tũbingen. Tựu-chung muốn nói Ch.Baur và môn-fái dựa vào tưởng-tượng của thời nay để hiểu Faolô.
c)      J.Schoeps: trở lại kiểu hiểu Tũbingen, nhưng một cách chiết-trung Hội thánh fát-xuất tự một fong-trào Ebionite hay bởi kháng-cự với fong-trào Ebionite đó; cả hai fong-trào đều fát-nguồn tự đạo Do-thái, rồi lại tập-trung lại trong đạo CÔng-giáo. Cống-hiến riêng của Faolô là bi-kịch một biệt-fái Do-thái-kiều đã ‘thấy’ Chúa Yêsu sống lại, vừa giữ di-sản của đào-tạo sơ-thời vừa nhiễm fải đạo-lý Hi-lạp.
2)      Đạo lý cánh-chung và các thuyết.
      Hans Windisch khởi-xướng. Nhưng thuyết chỉ bành-trướng nhờ:
a)      C.H.Dodd: chủ-trương ‘realized eschatology’. Cánh-chung, tức là kế-đồ của Thiên Chúa, đã mạc-
      khải và thành-tựu; một kiểu sống mới, trong đó thời-gian và không-gian không chứa đựng được một
      thực-tại khác hẳn mọi khái-niệm của loài người.
b)      O.Cullmann, W.G.Kummel, J.Jeremias: vừa có cánh-chung thành-tựu nhưng còn khoảng-cách giữa 
      Fục-sinh và Quang-lâm : Nước Thiên-Chúa hiện-tại cũng như quang-lâm đều được loan-báo.
c)      R.Bultmann: chủ-trương cánh-chung là một kiểu biến-ngôn, fải loại đi nữa. Enteschatologieirung là
      một fần của Entmythologisierung. Thay vì ngóng đợi, thì Bultmannn lấy căn-bản là Selbstverstãne- 
      nis; (hi-vọng biến trước việc nhất-thiết fải dấn mình vào hiện-tại). Chung chung: các thuyết được
     nghĩ ra đã giải-thích 2 sự-kiện : Cựu-ước cũng như đạo Do-thái vào thời Tân-ước (Qumran) đều 
     ngóng đợi ‘cùng tận’ sát cận, không quá một đời người. Cùng-tận đó không đến, nên được triển-hạn 
     xa hơn mãi – Vào thời 2P, vấn-dề tận-thế trì-hoãn nói được là thanh-toán xong. Việc tri-hoãn đó
     không thấy có gì gay cấn đối với các tác-giả Tân-ước (Faolô, Yoan…). Vừa trông-đợi Chúa đến lại,
     vừa lại không bị vấp ngã bởi trì-hoãn. Như vậy sự trì-hoản là fụ bên sự trông-đợi cánh-chung, tức
     là một điều cốt-thiết trong cả Tân-ước, vì cuối cùng fải đi đến vấn-đề: ý-thức của Chúa Yêsu về
     chính mình Ngài.
3)      Tôn-giáo tỉ-hiệu. Những khuynh-hướng mới là:
a)      Nhấn vào ảnh-hưởng Do-thái trên tâm-hão và đạo-lý Faolô.
b)      hoặc nhấn mạnh vào ảnh-hưởng Hi-lạp: nhất là thời này vấn-đề ngộ-đạo (gnosis) được fanh-fui tỉ mỉ. (Wilson, Schlier, G.Bornkamm, Wschimithals.
                                                                                                                                                              (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy về Kinh thánh)


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét