Hậu Nghệ Đã Chết Như Thế nào?
Khi
bắn những ý nghĩ đỏ lửa về tham vọng, lòng say mê như Hậu Nghệ bách bộ xuyên
dương.
Mỗi
mũi tên mang chiến thắng xuyên qua giáp dày bác ái không ngập ngừng, trí tưởng
tượng reo hò anh hùng thiên hạ.
Không
mùi nào kích động bằng mùi máu. Không cảm nhận nào tê cứng bằng mũi nhọn đâm
sâu. Không tiếng cười nào hả hê bằng tiếng cười chiến thắng. Không tiếng khóc
nào buồn bằng tiếng khóc đang nghe.
Cây
cỏ kể, người mưu đồ hiểm hóc.
Sợ
thấy hung bạo, mây bỏ bay xa.
Đá
trơ trơ không biết người phản trắc.
Gió
thổi cho bớt mùi tanh.
Mưa
rửa cho sạch vết máu.
Chẳng
bao giờ xóa thành tích trong hồn.
Chuyện
xưa viết lại:
Hậu
Nghệ bắn chín mặt trời, bắn lầm Hằng Nga. Từ đó bẻ cung, đau buồn uống rượu.
Còn một mắt, Hằng Nga không sáng mỗi đêm. Những tối mịt mờ, Hậu Nghệ dày vò hối
hận; viết những câu thơ sáng thế ánh trăng. Từ buổi đó, người thi sĩ đầu tiên
xuất hiện.
Thi
sĩ bắn chữ như bắn tên.
Khi
bắn tên hãy bẻ đi đầu nhọn, không ai mất chồng, không ai mất con, vẫn chứng tỏ
tài bách phát bách trúng.
Khi
bắn chữ nên bẻ thứ gì cho không ai mất ai?
Khi
bắn đam mê hãy bỏ lòng tham, vẫn trúng mục đích, không khổ đau di hại.
Thi
sĩ bắn chữ vào giấc mơ, theo Hậu Nghệ bắn rơi nhật nguyệt. Bao nhiêu mắt trăng
bị bắn mù?
Những
con mắt nhìn ra, chỉ thấy hồng tâm. Đâu có mắt nhìn vào, làm sao thấy tim thật.
Có kẻ
kể rằng:
Bỗng
dưng, Hậu Nghệ đẽo cây cung khác. Lầm lũi lên đường tìm bắn đời sau.
Chàng
đã bắn vào thời gian vĩnh cửu
Bắn
cho mù đôi mắt dư thừa.
Tầm Thường mà Sung Sướng
Bàn
tay gãi, đông phương làm bằng tre, tây phương làm bằng kim loại. Tại sao cần
tay giả gãi lưng?
Ít
người có tay dài đủ, có thể gãi khắp nơi, dù không ngứa.
Bao
nhiêu người dùng trí để gãi, dù trí rộng-dài-cao-lớn mênh mông?
Bao
nhiêu người dùng lòng để gãi, dù nhân loại muôn năm ngứa đến khóc.
Có
phương tiện giúp đời khoan khoái, bị lãng quên.
Có ý
tưởng khiến hồn bình lạc, bị xem thường.
Có
cây gãi, rẻ tiền, treo bụi quá khứ.
Có
hôm nay, bất chợt, sung sướng, sao không nghĩ ra.
Tầm
thường thôi
mỗi
khi buồn chán mệt mỏi
điều
khiển tay giả gãi lưng
cào
đã cái ngứa nổi loạn, rần rần, khó chịu
trời
ơi, sướng đến ngần nào.
Mặc
kệ, vì sao đông phương làm bằng tre, tây phương làm bằng kim loại, hồn vẫn ngứa,
cần gãi.
Mắt Vẫn Còn Ngươi Sao Lại
Mù?
Nay kẻ mù nói:" Trắng nghĩa là trắng. Thâm nghĩa là đen
". Dẫu cho kẻ sáng mắt cũng không đổi được lời hắn. Nếu để đen trắng lẫn lộn,
rồi sai kẻ mù chọn lấy, hắn không thể biết. Cho nên người ta thường nói:
"Kẻ mù không biết trắng đen." Đó không phải vì sự gọi tên, mà vì chọn
lựa. (1)
Người
mù thính tai, nghe xa.
Nghe
trắng không hiểu trắng vì chưa bao giờ thấy trắng. Nghe đen không hiểu đen vì
chưa bao giờ thấy đen. Dù nghe xa nghe rõ cũng không phân biệt đen trắng.
Mù sống
với nghi ngờ vì không thấy lòng người. Họ luôn luôn sợ hãi, luôn luôn bất an.
Mù
có uy quyền trong tay, còn mấy người sáng được thấy?
Khi
mù chọn lựa, mây có bay không, nắng có sáng không? Có đẹp không? Có hay không?-
Chọn theo khứu giác. Mù ngửi rất xa.
Người
sáng mắt mà mù dường như đang chiếm dần thế giới.
Sáng
mắt mà trí nhỏ lòng hẹp gọi là mù.
Sáng
mắt mà tài kém, không học hỏi gọi là mù.
Người
mù có mắt không ngươi, người thường có mắt có ngươi vẫn mù. Thấy không được, gọi
là mù. Thấy không biết chọn là mù cố nhiên.
GHI:
(1)
Mặc Tử, trích thiên Quý Nghĩa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét